Giới thiệu Khoa Khoa Học Cơ Bản

Giới thiệu Khoa Khoa Học Cơ Bản

Thông tin chung

Khoa Khoa học Cơ bản được thành lập theo QĐ số 43/QĐ-ĐHDK ngày 27 tháng 1 năm 2011 của Hội đồng Trường Đại học Dầu khí Việt Nam. Khoa Khoa học Cơ bản là đơn vị đào tạo và quản lý cơ sở của Trường, có chức năng tổ chức thực hiện công tác đào tạo các môn học đại cương, cơ sở kỹ thuật ngành trong chương trình đào tạo hệ đại học chính quy và các hệ đào tạo khác của Trường.

Hiện tại Khoa có 14 cán bộ giảng viên, trong đó bao gồm: 1 phó giáo sư, 3 tiến sĩ, 9 thạc sĩ và 1 đại học. Đa số cán bộ giảng dạy của Khoa được đào tạo ở nước ngoài trong các lĩnh vực Điện - Tự động hóa, Kỹ thuật cơ khí, Cơ điện tử, Cơ khí động lực, Công nghệ thông tin, Toán – Lý - Hóa và Tiếng Anh.

Khoa đảm nhiệm giảng dạy 34 học phần giáo dục đại cương, kỹ thuật cơ sở và Tiếng Anh cho các Ngành Kỹ thuật dầu khí, Kỹ thuật hóa học và Địa chất-địa vật lý. Cán bộ giảng viên của Khoa tham gia đào tạo sinh viên cả hệ đại học và cao học. Khoa cũng quản lý việc giảng dạy chương trình Cao học Công trình biển. Đến nay, cán bộ của Khoa đã hướng dẫn 20 học viên cao học Công trình biển.

Các Đội tuyển Olympic Toán, Vật lý, Cơ học, Tiếng Anh và CAD của Trường do Khoa quản lý và hướng dẫn đã tham gia các Kỳ thi Olympic toàn quốc từ năm 2013-2024 và đạt được hàng trăm giải thưởng, đội tuyển Olympic Vật lý nhiều năm liền đứng nhất và nhì toàn đoàn.

Từ năm 2013-2024, Khoa đã công bố khoảng 100 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín và trong nước; cán bộ trong Khoa cũng đã chủ trì thực hiện 7 đề tài PVN, 30 đề tài cơ sở và hướng dẫn 20 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên.

Địa điểm: Tầng 7, toàn nhà 9 tầng-PVU, số 762 Cách Mạng Tháng Tám, Phường Long toàn, Thành phố Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

1. Chức năng

Khoa là một đơn vị trực thuộc Trường có chức năng tham mưu cho , giúp việc Hiệu trưởng về các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phù hợp chuyên môn được giao và chịu trách nhiệm trong việc quản lý, tổ chức thực hiện.

2. Nhiệm vụ

2.1. Nhiệm vụ chung

  • Đề xuất, điều chỉnh sửa đổi việc xây dựng các quy chế, quy định liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của Khoa.
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của Khoa và triển khai thực hiện theo kế hoạch chung của Trường.
  • Chủ trì các công việc liên quan đến khen thưởng, kỷ luận của Khoa.
  • Quản lý, điều phối hoạt động của các Bộ môn trực thuộc.
  • Đề xuất nhu cầu tuyển dụng cán bộ giảng dạy.
  • Quản lý cán bộ thuộc khoa và người học theo thẩm quyền được giao.
  • Đề xuất các kế hoạch phát triển trung và dài hạn cho Khoa bao gồm các việc đào tạo, tuyển dụng và bồi dưỡng; Nghiên cứu và đề xuất cải tiến phương pháp quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
  • Xây dựng, quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy; quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên thuộc Khoa.
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ nhân viên và người học.
  • Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng đào tạo theo hướng dẫn của Trường.
  • Phối hợp với Phòng Đào tạo xây dựng đội ngũ mạng lưới giảng viên thỉnh giảng chất lượng trong và ngoài nước.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.

2.2. Công tác xây dựng chương trình đào tạo, học liệu

  • Triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt.
  • Phối hợp với Phòng Đào tạo xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi các chương trình đào tạo, xây dựng đề án xin mở ngành đào tạo.
  • Đề xuất và thu thập học liệu; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo; biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo cho các môn học do Khoa phụ trách theo chương trình đào tạo, định hướng phát triển của Trường.

2.3. Công tác tuyển sinh

  • Phối hợp với Phòng Đào tạo đề xuất chỉ tiêu, khối thi tuyển sinh đối với các ngành đào tạo của khoa.
  • Cử cán bộ tham gia công tác tuyển sinh; tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh theo nhiệm vụ được phân công.

2.4. Công tác đào tạo, quản lý sinh viên

  • Thực hiện kế hoạch đào tạo và bố trí cán bộ giảng dạy các môn học theo thời khoá biểu chung của Khoa, của Trường.
  • Phối hợp với Phòng Đào tạo lập kế hoạch, chuẩn bị các thủ tục và tổ chức thi/ bảo vệ luận văn tốt nghiệp cho khoa theo kế hoạch chung của Trường; đề xuất danh sách hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
  • Điều động cán bộ coi thi theo nhiệm vụ được phân công và thực hiện việc chấm thi.
  • Quản lý sinh viên, học viên theo quy định của Trường; phối hợp với phòng Đào tạo trong việc lập và hoàn thiện hồ sơ sinh viên; lập danh sách sinh viên thi/viết khoá luận/sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng hoặc chứng chỉ chuyển phòng Đào tạo.
  • Phối hợp với phòng Đào tạo trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến sinh viên (làm thủ tục tiếp nhận sinh viên mới, cấp thẻ sinh viên, xác nhận sinh viên và các giấy tờ khác cần thiết cho sinh viên..),thực hiện các chế độ chính sách, xét cấp học bổng, xét thi đua khen thưởng kỷ luật cho sinh viên.
  • Phối hợp với phòng Đào tạo tổ chức lễ khai giảng và lễ trao bằng tốt nghiệp.

2.5. Công tác Khoa học công nghệ và đối ngoại

  • Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học các cấp của Khoa hàng năm. Sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện.
  • Phối hợp với phòng Đối ngoại & Khoa học công nghệ tổ chức xét duyệt, kiểm tra, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học do Khoa thực hiện.
  • Triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp; gắn hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học –chuyên giao công nghệ, phát triển kinh tế – xã hội.
  • Phối hợp với phòng Đào tạo, phòng Đối ngoại và Khoa học Công nghệ tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.
  • Giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên dự thi cấp Trường.
  • Tổ chức các Hội nghị/hoạt động khoa học và kỹ thuật trong mối liên hệ trực tiếp giữa nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh.
  • Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu và đào tạo.

2.6. Công tác xây dựng, quản lý cơ sở vật chất

  • Quản lý, giám sát các Bộ môn sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, tài sản, thiết bị, vật tư được trang bị cho các Bộ môn thuộc Khoa phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học theo đúng quy định của Nhà nước và của Trường.
  • Cùng với Bộ môn trực thuộc phối hợp với Phòng Quản trị thiết bị và dự án xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm mới và bổ sung, bảo trì tài sản thiết bị phù hợp với chương trình đào tạo, nghiên cứu và đáp ứng quy mô đào tạo đạt hiệu quả cao nhất.
  • Quản lý, giám sát, yêu cầu các Bộ môn xây dựng kế hoạch mua sắm công cụ dụng cụ, vật tư tiêu hao hàng năm và đột xuất cho các Phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học kịp thời.

3. Hướng nghiên cứu trọng tâm

3.1 Nghiên cứu công nghệ và chế tạo thử nghiệm thiết bị kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp điện từ

Tên chương trình

Nghiên cứu công nghệ kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp điện từ (MFL, mật độ đường sức, dòng xoáy) và chế tạo thử nghiệm các thiết bị phát hiện khuyết tật bằng phương pháp điện từ.

Mục tiêu

Trong hướng nghiên cứu này, tập trung vào các vấn đề nguyên lý, các giải pháp mới để nâng cao hiệu quả phép đo như nâng cao độ nhạy, độ phân giải, tốc độ đo, giảm mức tiêu thụ năng lượng cảm biến. Mục tiêu, kết quả của các hoạt động này là các bài báo quốc tế, các đăng ký bằng độc quyền sáng chế hoặc giải pháp hữu ích (Việt Nam hoặc Quốc tế). Các sản phẩm thiết bị ở các mức độ hoàn thiện khác nhau và các đăng ký bản quyền:

  • Dạng thử nghiệm để chứng minh nguyên lý.
  • Dạng thiết bị thử nghiệm chứng minh khả năng ứng dụng.
  • Dạng thiết bị mẫu hoàn chỉnh, có thể áp dụng trong phạm vi hữu hạn, có thể chào bán và thương mại hóa.

Nội dung nghiên cứu

  • Nghiên cứu công nghệ phát hiện suy giảm độ dày thành ống bằng phương pháp mật độ đường sức từ trên cơ sở sử dụng cảm biến Hall phẳng kết hợp công nghệ chắn từ.
  • Nghiên cứu công nghệ phát hiện khuyết tật bằng phương pháp MFL từ dư, ứng dụng cho khảo sát mối hàn, phát hiện khuyết tật dọc của ống và phát hiện khuyết tật trong các vật kích thước nhỏ, phức tạp.
  • Nghiên cứu công nghệ khử từ cho các kết cấu thép bị nhiễm từ, đặc biệt các ống thép.

Sản phẩm

  • Các bằng độc quyền sáng chế hoặc giải pháp hữu ích;
  • Các bài báo quốc tế;
  • Thiết bị phát hiện khuyết tật EMI 4 chức năng dùng cho các ống thẳng rời;
  • Thiết bị MFL con thoi phát hiện khuyết tật bên trong hệ đường ống (PIG);
  • Thiết bị MFL cầm tay tích hợp chức năng chụp ảnh từ;
  • Thiết bị MFL cho sàn bể chứa;
  • Thiết bị khử từ;
  • Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;
  • Thiết bị cầm tay kiểm tra nhanh khuyết tật ống kim loại.

3.2 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) để giám sát vận hành an toàn các nhà máy của PVN

Tên chương trình

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ IoT và đề xuất các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để cải tiến, tối ưu hóa quy trình bảo dưỡng sửa chữa nhằm nâng cao hiệu suất vận hành và chuẩn đoán an toàn cho các nhà máy lọc-hóa dầu, nhà máy đạm, điện và chế biến khí của PVN

Mục tiêu

Đưa ra các giải pháp bảo trì dự đoán cho một số phạm vi tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất do ăn mòn hóa học trong một nhà máy (lọc-hóa dầu, đạm, điện, chế biến khí) để đưa ra nhu cầu thực sự khi nào các thiết bị cần bảo trì, thường xuyên hoặc khẩn cấp, thay vì theo qui định hoặc cảm tính với mục tiêu giảm thiểu thời gian shutdown và tiết kiệm chi phí thay thế.

Nội dung nghiên cứu

  • Nghiên cứu về công nghệ IoT và sự kết hợp với trí tuệ nhân tạo để giám sát và đưa ra giải pháp xử lý, tập trung nghiên cứu chức năng hoạt động của các cảm biến và thiết bị giám sát thích hợp.
  • Chế tạo loại cảm biến dựa trên phương pháp từ (từ trường, áp suất, lưu lượng, mức chất lỏng, độ rung, định hướng) có độ nhạy cao, độ ổn định tốt và đặc biệt là tiêu thụ năng lượng thấp.
  • Tìm hiểu và chọn lựa đối tượng để triển khai các case study với mục tiêu cảnh báo sự cố và dự báo bảo trì.
  • Phát triển rộng rãi, chuyển giao công nghệ cho các công ty, nhà máy.
  • Nghiên cứu về cấu trúc và phương thức hoạt động của một hệ thống IoT cho bảo trì dự đoán trong nhà máy.

Sản phẩm

Các giải pháp kinh tế-kỹ thuật cho việc bảo trì dự đoán đáng tin cậy dựa trên công nghệ IoT đối với một phạm vi tiềm ẩn nhiều rủi ro do ăn mòn hóa học của một nhà máy lọc hóa dầu (hoặc nhà máy đạm, chế biến khí,...). Giải pháp được thực hiện trên cơ sở một hệ thống trang thiết bị IoT (cảm biến, gateway, máy tính hiệu năng cao) và phần mềm thích hợp.

4. Thành tích đạt được

Khoa cũng đã chủ trì thực hiện 7 đề tài PVN, 30 đề tài cơ sở và hướng dẫn 20 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên; hướng dẫn đồ án tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ. Các cán bộ của Khoa cũng đã công bố hàng trăm bài báo quốc tế và đăng ký 5 bằng độc quyền sáng chế ở Hoa Kỳ và Việt Nam. Một số đề tài và bài báo tiêu biểu như:

Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu

  • Đề tài cơ sở PVU 2017-2018: Nghiên cứu ứng dụng cảm biến Hall phẳng trong kiểm tra khuyết tật đường ống dẫn dầu và khí bằng phương pháp phát hiện rò rỉ đường sức từ.
  • Đề tài cơ sở PVU 2017-2018: Nghiên cứu quy trình xử lý dữ liệu của thiết bị khảo sát đường ống dẫn khí sử dụng thuật toán lọc thích nghi.
  • Đề tài cơ sở PVU 2018-2019: Đề xuất thiết kế mới và nghiên cứu khả năng hoạt động thiết bị phát hiện khuyết tật dọc ống thép bằng phương pháp từ.
  • Đề tài cơ sở PVU 2023-2024: Nghiên cứu công nghệ phát hiện khuyết tật bằng phương pháp MFL trong trạng thái từ dư dựa trên đặc tính độ nhạy cao của cảm biến Hall phẳng.
  • Đề tài PVN 2019-2021: Nghiên cứu chế tạo bộ thiết bị phát hiện khuyết tật các ống thép rời, đường kính nhỏ bằng phương pháp rò rỉ đường sức từ có đặc tính đơn giản, giá thành thấp.
  • Đề tài PVN 2023-2024: Nghiên cứu chế tạo thiết bị cầm tay phát hiện khuyết tật hệ thống đường ống trong các nhà máy bằng phương pháp chụp ảnh từ
  • Đề tài PVN 2023-2024: Nghiên cứu chế tạo thiết bị PIG 20 inch phát hiện khuyết tật ngang trong đường ống kim loại, dịch chuyển bằng động cơ kéo.

Một số bài báo khoa học tiêu biểu:

  1. Hong Quang Pham, Quang Trung Trinh, Duy Tuan Doan, and Quang Hung Tran, “Importance of Magnetizing Field on Magnetic Flux Leakage Signal of Defects”, IEEE TRANSACTIONS ON MAGNETICS, 2018.
  2. Hong Quang Pham, Bang Viet Tran, Duy Tuan Doan, Van Sy Le, Quang Ngan Pham, Kunwoo Kim, CheolGi Kim, Ferial Terki, and Quang Hung Tran, “Highly Sensitive Planar Hall Magnetoresistive Sensor for Magnetic Flux Leakage Pipeline Inspection”, IEEE TRANSACTIONS ON MAGNETICS, 2018.
  3. Hong Quang Pham, Van Sy Le, Minh Hung Vu, Duy Tuan Doan, and Quang Hung Tran, “Design of a lightweight magnetizer to enable a portable circumferential magnetic flux leakage detection system”, Review of Scientific Instruments, 2019.
  4. Hong-Quang Pham a, Trung-Kien Nguyen, Quang-Ngan Pham, Van-Sy Le, Minh-Hung Vu, Thi-Thuy Truong, Van-Tai Nguyen, Azzedine Bousseksou, Sidina Wane, Ferial Terki, Quang-Hung Tran, “Planar Hall sensor for quantitative measurement of pipe wall thickness reduction based on the magnetic flux density method”, Measurement, 2021.
  5. Minh Hung Vu, Hong Quang Pham, “Novel steel pipe inspection system based on orthogonal magnetizer”, Lecture Notes in Mechanical Engineering, 2022.
  6. Phạm Hồng Quang, Lê Văn Sỹ, Vũ Minh Hùng, Phan Minh Quốc Bình, Nguyễn Ngọc Khương, Nguyễn Quang Vinh, “Nghiên cứu chế tạo bộ thiết bị phát hiện khuyết tật các ống thép rời, đường kính nhỏ bằng phương pháp rò rỉ đường sức từ”, Tạp chí Dầu khí, số 3-2022, trang 26-34.
  7. Hong Quang Pham, Minh Hung Vu, “Accurate measurement of pipe wall reduction: High-precision instrument and minimization of uncertainties”, Measurement, , December 2022.

Bằng độc quyền sáng chế Hoa Kỳ:

Hong Quang Pham, Van Sy Le, Vu Minh Hung, Phan Minh Quoc Binh, Nguyen Ngoc Khuong, “Method and appratus for stationary electromagnetic inspection (EMI) with orthogonal magnetizers”, Số bằng (Patent number): US 11,821,869 B2.

5. Khen thưởng

5.1. Danh hiệu thi đua:

Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
2012 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số 1094/QĐ-ĐHDK ngày 07/12/2012 của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
2014 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số 1226/QĐ-ĐHDK ngày 24/12/2014 của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
2015 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số 1216/QĐ-ĐHDK ngày 17/12/2015 của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
2016 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số 1286/QĐ-ĐHDK ngày 13/12/2016 của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
2017 Tập thể lao động tiên tiến QĐ số 1142/QĐ-ĐHDK ngày 28/11/2017 của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
2018 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số 903/QĐ-ĐHDK ngày 27/11/2018 của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
2019 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số 983/QĐ-ĐHDK ngày 25/11/2019 của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
2020 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số 1112/QĐ-ĐHDK ngày 30/11/2020 của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
2021 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số 1028/QĐ-ĐHDK ngày 23/11/2021 của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
2022 Tập thể lao động xuất sắc QĐ số 1400/QĐ-ĐHDK ngày 25/11/2022 của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam

5.2. Hình thức khen thưởng

Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2012 Bằng khen của Tổng Giám đốc PVN QĐ số 9685/QĐ-DKVN, ngày 12/12/2012 của Tổng Giám đốc Tập đoàn DK VN
2015 Bằng khen của Tổng Giám đốc PVN QĐ số 8720/QĐ-DKVN, ngày 14/12/2015 của Tổng Giám đốc Tập đoàn DK VN
2015 Bằng khen của Bộ Công thương QĐ số 5854/QĐ-BCT, ngày 12/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Công thương
2020 Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp QĐ số 377/QĐ-UBQLV, ngày 13/8/2020 của Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp
2021 Bằng khen của Tổng Giám đốc PVN QĐ số 1035/QĐ-DKVN, ngày 08/03/2021 của Tổng Giám đốc Tập đoàn DK VN
2023 Bằng khen của Tổng Giám đốc PVN QĐ số 2241/QĐ-DKVN, ngày 06/04/2023 của Tổng Giám đốc Tập đoàn DK VN