Giới thiệu ĐBCL

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ PHƯƠNG THỨC LÀM VIỆC CỦA
HỘI ĐỒNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

I. Chức năng

Hội đồng đảm bảo chất lượng giáo dục (DDBCLGD) của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hiệu trưởng PVU về các vấn đề liên quan đến công tác ĐBCLGD theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học nhằm duy trì, cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường phù hợp với Chiến lược phát triển, Chiến lược ĐBCLGD PVU.

II. Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động

1. Cơ cấu tổ chức

HĐ gồm 01 Chủ tịch là Hiệu trưởng, 01 Phó Chủ tịch thường trực và các thành viên là lãnh đạo các đơn vị và đại diện cho các tổ chức chính trị xã hội như Công đoàn, ĐTNCSHCM và đại diện người học.

2. Phương thức hoạt động

Hội đồng hoạt động theo kì họp và biểu quyết theo đa số. Thư ký có nhiệm vụ tổng hợp các nội dung, vấn đề liên quan đến công tác ĐBCLGD chuẩn bị cho kỳ họp của Hội đồng. Các ý kiến đóng góp cho hoạt động của Hội đồng, kiến nghị biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục có thể gửi cho HĐ thông qua Thư ký. Hội đồng họp định kỳ 6 tháng một lần và có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng quyết định thời gian và triệu tập họp Hội đồng. Cuộc họp Hội đồng được tiến hành khi ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tham dự. trường hợp không thể tổ chức họp, Chủ tịch Hội đồng có thể gửi văn bản lấy ý kiến các thành viên Hội đồng về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng.

Thư ký chuẩn bị và gửi trước đến các thành viên chậm nhất là 7 ngày trước khi họp Hội đồng các vấn đề cần lấy ý kiến. Các thành viên có trách nhiệm nghiên cứu và cho ý kiến bằng văn bản hay sửa chữa trực tiếp vào tài liệu và gửi lại cho Thư ký trước ngày họp Hội đồng.

Hội đồng làm việc theo nguyển tắc dân chủ, công khai. Các kết luận hay nghị quyết của HĐ được biểu quyết thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Mọi ý kiến đóng góp, kiến nghị của các thành viên phải được ghi đầy đủ trong biên bản. những nội dung được trên 50% số thành viên Hội đồng dự họp biểu quyết tán thành mới được xem là kết luận hay nghị quyết của HĐ.

III. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐ

1. Thảo luận, cho ý kiến, kiến nghị Hiệu trưởng xem xét, quyết định;

a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về ĐBCLGD phù hợp với sứ mạng, chiến lược phát triển, tầm nhìn của PVU và các văn bản pháp luật có lien quan đến công tác ĐBCLGD.
b) Các biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ ĐBCLGD của các đơn vị trực thuộc.
c) Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục, cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục của các đơn vị trực thuộc.

2. Tư vấn cho Hiệu trưởng quyết định:

a. Ban hành, sửa đổi, bổ sung kế hoạch và biện pháp thực thi có hiệu quả công tác DDBCLGD hàng năm.
b. Bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng khi vi phạm pháp luật, đạo đức tác phong, hết nhiệm kỳ.
c. Thành lập Hội đồng tự đánh giá và các tổ giúp việc để triển khai công tác tự đánh giá.
d. Hướng dẫn, giải thích cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ ĐBCLGD.
e. Tiếp nhận các kiến nghị, giải pháp, sáng kiến về công tác ĐBCLGD.
f. Tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động ĐBCLGD của Nhà trường.

IV. Nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng

1. Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Hội đồng và có nhiệm vụ sau đây:

a. Chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hội đồng.
b. Chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung thảo luận tại phiên họp Hồi đồng.
c. Triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng.
d. Phê duyệt, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong lĩnh vực ĐBCLGD của PVU.
e. Tham mưu cho Hiệu trưởng phê duyệt chiến lược à kế hoạch hoạt động ĐBCL hàng năm.
f. Đề xuất danh sách Hội đồng tự đánh giá để Hội đồng thảo luận trình Hiệu trưởng quyết đinh.
g. Đề xuất chương trình, dự án cải thiện nâng cao chất lượng giáo dục.
h. Được ủy quyền cho Phó Chủ tịch giải quyết các công việc của Hội đồng.

2. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng

a. Giải quyết các công việc cho Chủ tịch Hội đồng phân công.
b. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết các công việc của Hội đồng khi được ủy quyền.
c. Phê duyệt chương trình làm việc và báo cáo được đưa ra thảo luận tại các phiên họp của Hội đồng.

3. Nhiệm vụ của Uỷ viên Hội đồng

a. Tham gia đầy đủ các phiên họp Hội đồng.
b. Góp ý kiến về các nội dung của phiên họp Hội đồng.
c. Phải dành thời gian nhất định để thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng, được quyền biểu quyết, bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về các ý kiến riêng của mình.

4. Nhiệm vụ Thư ký
a. Phối hợp với Bộ phận ĐBCL, Phòng Đào tạo chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc của Hội đồng trình Chủ tịch Hội đồng quyết định.
b. Ghi chép các ý kiến của các thành viên Hội đồng. Lập biên bản phiên họp Hội đồng.
c. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại phiên họp gần nhất của Hội đồng.

DANH SÁCH NHÂN SỰ HỘI ĐỒNG